QUAN HỆ VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN:
I/ Quan hệ chính trị ngoại giao:
- Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/1/1969), với Cộng hòa miền Nam Việt Nam (30/4/1975). Thụy Điển cũng là nước phương Tây có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất (8/1966). Tháng 10/1968, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Stockholm.
Tháng 6/1970: Thụy Điển lập Đại sứ quán tại Hà Nội và tháng 7/1970: Ta lập Đại sứ quán tại Stockholm. 4/9/1982: Đảng ta chính thức quyết định đặt quan hệ với Đảng XHDC Thụy Điển. Tháng 12/2010: Chính phủ Thụy Điển, vì lý do phải cắt giảm mạnh ngân sách, đã quyết định đóng cửa 5 sứ quán Thụy Điển trên thế giới vào năm 2011, trong đó có Sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 2/8/2011, Chính phủ Thụy Điển tuyên bố sẽ không đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam. Đầu tháng 11/2012, ĐSQ Thụy Điển tại Hà Nội xin phép mở Văn phòng Thương mại trực thuộc ĐSQ nhưng có trụ sở bên ngoài ĐSQ nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Trao đổi các đoàn cấp cao giữa 2 bên:
+ Lãnh đạo cấp cao Thụy Điển thăm Việt Nam:
Thủ tướng Carl Bildt (1994); Chủ tịch Quốc hội Birgiha Dahl (1995); Nhà Vua Thụy Điển Carl XVI Gusstaf và Hoàng hậu (2004); Thủ tướng Thụy Điển Goran Persson và Ngoại trưởng Laila Freivals dự Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội.
+ Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Thụy Điển: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1974), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Thụy Điển (1995), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (1999).
Thụy Điển là nước phương Tây đã đi đầu trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới ngay từ những năm đầu tiên trong các lĩnh vực cải cách kinh tế; tài chính; ngân hàng; quản lý kinh tế; hành chính; luật pháp,… và tích cực hỗ trợ Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế (IMF, WB...).
II/ Quan hệ hợp tác kinh tế:
1. Thương mại:
Cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, quan hệ thương mại 2 nước cũng ngày càng tăng lên. Kim ngạch xuất, nhập khẩu cụ thể giữa 2 nước trong những năm gần đây như sau:
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Thụy Điển 2006 – 2011
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 |
XK
| 171,2 | 202,4 | 224,9 | 204,6 | 233,2 | 258,1 |
NK
| 164,2 | 209,9 | 230,1 | 375,1 | 317,0 | 427,3 |
Tổng | 335,2 | 412,3 | 455,0 | 579,7 | 550,2 | 685,4 |
(đơn vị: triệu USD; nguồn: Tổng Cục Hải quan và Cục thống kê Thụy Điển)
Các sản phẩm xuất khẩu chính của Thụy Điển sang Việt Nam là máy móc và phụ tùng cho ngành công nghiệp và viễn thông. Các sản phẩm nhập khẩu chính của Thụy Điển từ Việt Nam là nông sản, giày dép, dệt may và đồ gỗ.
2. Đầu tư:
Đến tháng 01/2011, Thụy Điển có 26 dự án đầu tư hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 57 triệu USD, đứng thứ 46 trên tổng số 92 nước và vùng lãnh thổ hiện đang đầu tư tại Việt Nam. Vốn trung bình một dự án khoảng 2,19 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các nước lớn như Mỹ (15,8 triệu USD). Thụy Điển quan tâm tới lĩnh vực dịch vụ với 6 dự án, tổng vốn 52,2 triệu USD, tiếp đến là công nghiệp với 14 dự án, tổng vốn 14,1 triệu USD. Số còn lại là các dự án trong các lĩnh vực khác nhưng không có dự án nào trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thụy Điển đầu tư chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Dự án của Thụy Điển có mặt tại 6 tỉnh thành là Hà Nội, Long An, Bình Dương, Vĩnh Phúc, T.P Hồ Chí Minh và Hưng Yên. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Điển sớm có mặt tại Việt Nam như Ericsson, ABB, IKEA, Electrolux…
III/ Hợp tác phát triển:
Thụy Điển là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, tổng viện trợ khoảng 2,5 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực: y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, luật pháp, phát triển nguồn nhân lực, môi trường và biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, nhà nước pháp quyền,….
Tại Hội nghị CG tháng 12/2011, Thụy Điển đã không còn cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam nữa do quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước đang chuyển dần từ hình thức cho nhận sang hợp tác đối tác bình đẳng, cùng có lợi. Sau năm 2013, Thụy Điển sẽ hoàn toàn chấm dứt cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
IV. Hợp tác văn hóa - giáo dục – khoa học công nghệ:
Trước đây, với sự hỗ trợ của Sida, hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ hai nước phát triển mạnh. Thụy Điển đã giúp ta đào tạo chuyên gia, kỹ sư, tiến sĩ trong các ngành lâm nghiệp, giấy, năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng hạt nhân…), công nghệ sinh học, y học, báo chí. Các trường ĐH, viện nghiên cứu hai nước thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong việc đào tạo và trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, học thuật (Đại học Y Hà Nội, Viện Karolinska, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ Hoàng gia Stockholm, Đại học Lund, Đại học Umea, Đại học hàng hải Malmo…); các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật (điện ảnh, hội họa, ba lê, văn học…) diễn ra rất tích cực. Tuy nhiên, những năm gần đây, hợp tác trong các lĩnh vực này có chiều hướng chững lại và suy giảm. Đặc biệt là sau khi Thụy Điển bỏ chế độ miễn học phí cho các sinh viên ngoài EU nên không còn hấp dẫn với sinh viên Việt Nam.
IV/ Cộng đồng người Việt tại Thụy Điển:
Theo Cục Thống kê Thụy Điển (SCB), cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển tính đến tháng 12/2011 có khoảng 15.175 người (năm 2010 là 14.584 người). Đa số người Việt định cư ở đây sang Thụy Điển trong những năm 1980 dưới hình thức vượt biên, số còn lại đi theo đường đoàn tụ gia đình, kết hôn hoặc dưới hình thức tị nạn. Mặc dù năm 2012 kinh tế Thụy Điển gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, số người thất nghiệp tăng cao, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản nhưng với chính sách kích cầu của chính phủ (giảm thuế nhà hàng, giảm thuế doanh nghiệp, tạo cơ hội tìm việc làm, đào tạo nghề...) cùng với chế độ phúc lợi xã hội, bảo hiểm tốt nên đời sống bà con kiều bào vẫn được đảm bảo. Nhìn chung đại bộ phận người Việt tại Thụy Điển thuộc diện bình dân, làm nghề buôn bán nhỏ lẻ và sống hòa nhập với xã hội sở tại./.
I/ Quan hệ chính trị ngoại giao:
- Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/1/1969), với Cộng hòa miền Nam Việt Nam (30/4/1975). Thụy Điển cũng là nước phương Tây có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất (8/1966). Tháng 10/1968, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Stockholm.
Tháng 6/1970: Thụy Điển lập Đại sứ quán tại Hà Nội và tháng 7/1970: Ta lập Đại sứ quán tại Stockholm. 4/9/1982: Đảng ta chính thức quyết định đặt quan hệ với Đảng XHDC Thụy Điển. Tháng 12/2010: Chính phủ Thụy Điển, vì lý do phải cắt giảm mạnh ngân sách, đã quyết định đóng cửa 5 sứ quán Thụy Điển trên thế giới vào năm 2011, trong đó có Sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 2/8/2011, Chính phủ Thụy Điển tuyên bố sẽ không đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam. Đầu tháng 11/2012, ĐSQ Thụy Điển tại Hà Nội xin phép mở Văn phòng Thương mại trực thuộc ĐSQ nhưng có trụ sở bên ngoài ĐSQ nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa hai nước.
Trao đổi các đoàn cấp cao giữa 2 bên:
+ Lãnh đạo cấp cao Thụy Điển thăm Việt Nam:
Thủ tướng Carl Bildt (1994); Chủ tịch Quốc hội Birgiha Dahl (1995); Nhà Vua Thụy Điển Carl XVI Gusstaf và Hoàng hậu (2004); Thủ tướng Thụy Điển Goran Persson và Ngoại trưởng Laila Freivals dự Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội.
+ Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Thụy Điển: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1974), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Thụy Điển (1995), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (1999).
Thụy Điển là nước phương Tây đã đi đầu trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới ngay từ những năm đầu tiên trong các lĩnh vực cải cách kinh tế; tài chính; ngân hàng; quản lý kinh tế; hành chính; luật pháp,… và tích cực hỗ trợ Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế (IMF, WB...).
II/ Quan hệ hợp tác kinh tế:
1. Thương mại:
Cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, quan hệ thương mại 2 nước cũng ngày càng tăng lên. Kim ngạch xuất, nhập khẩu cụ thể giữa 2 nước trong những năm gần đây như sau:
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Thụy Điển 2006 – 2011
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
2011
XK
171,2
202,4
224,9
204,6
233,2
258,1
NK
164,2
209,9
230,1
375,1
317,0
427,3
Tổng
335,2
412,3
455,0
579,7
550,2
685,4
(đơn vị: triệu USD; nguồn: Tổng Cục Hải quan và Cục thống kê Thụy Điển)
Các sản phẩm xuất khẩu chính của Thụy Điển sang Việt Nam là máy móc và phụ tùng cho ngành công nghiệp và viễn thông. Các sản phẩm nhập khẩu chính của Thụy Điển từ Việt Nam là nông sản, giày dép, dệt may và đồ gỗ.
2. Đầu tư:
Đến tháng 01/2011, Thụy Điển có 26 dự án đầu tư hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 57 triệu USD, đứng thứ 46 trên tổng số 92 nước và vùng lãnh thổ hiện đang đầu tư tại Việt Nam. Vốn trung bình một dự án khoảng 2,19 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các nước lớn như Mỹ (15,8 triệu USD). Thụy Điển quan tâm tới lĩnh vực dịch vụ với 6 dự án, tổng vốn 52,2 triệu USD, tiếp đến là công nghiệp với 14 dự án, tổng vốn 14,1 triệu USD. Số còn lại là các dự án trong các lĩnh vực khác nhưng không có dự án nào trong lĩnh vực nông nghiệp.
Thụy Điển đầu tư chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Dự án của Thụy Điển có mặt tại 6 tỉnh thành là Hà Nội, Long An, Bình Dương, Vĩnh Phúc, T.P Hồ Chí Minh và Hưng Yên. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Điển sớm có mặt tại Việt Nam như Ericsson, ABB, IKEA, Electrolux…
III/ Hợp tác phát triển:
Thụy Điển là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, tổng viện trợ khoảng 2,5 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực: y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, luật pháp, phát triển nguồn nhân lực, môi trường và biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, nhà nước pháp quyền,….
Tại Hội nghị CG tháng 12/2011, Thụy Điển đã không còn cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam nữa do quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước đang chuyển dần từ hình thức cho nhận sang hợp tác đối tác bình đẳng, cùng có lợi. Sau năm 2013, Thụy Điển sẽ hoàn toàn chấm dứt cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
IV. Hợp tác văn hóa - giáo dục – khoa học công nghệ:
Trước đây, với sự hỗ trợ của Sida, hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ hai nước phát triển mạnh. Thụy Điển đã giúp ta đào tạo chuyên gia, kỹ sư, tiến sĩ trong các ngành lâm nghiệp, giấy, năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng hạt nhân…), công nghệ sinh học, y học, báo chí. Các trường ĐH, viện nghiên cứu hai nước thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong việc đào tạo và trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, học thuật (Đại học Y Hà Nội, Viện Karolinska, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ Hoàng gia Stockholm, Đại học Lund, Đại học Umea, Đại học hàng hải Malmo…); các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật (điện ảnh, hội họa, ba lê, văn học…) diễn ra rất tích cực. Tuy nhiên, những năm gần đây, hợp tác trong các lĩnh vực này có chiều hướng chững lại và suy giảm. Đặc biệt là sau khi Thụy Điển bỏ chế độ miễn học phí cho các sinh viên ngoài EU nên không còn hấp dẫn với sinh viên Việt Nam.
IV/ Cộng đồng người Việt tại Thụy Điển:
Theo Cục Thống kê Thụy Điển (SCB), cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển tính đến tháng 12/2011 có khoảng 15.175 người (năm 2010 là 14.584 người). Đa số người Việt định cư ở đây sang Thụy Điển trong những năm 1980 dưới hình thức vượt biên, số còn lại đi theo đường đoàn tụ gia đình, kết hôn hoặc dưới hình thức tị nạn. Mặc dù năm 2012 kinh tế Thụy Điển gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, số người thất nghiệp tăng cao, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản nhưng với chính sách kích cầu của chính phủ (giảm thuế nhà hàng, giảm thuế doanh nghiệp, tạo cơ hội tìm việc làm, đào tạo nghề...) cùng với chế độ phúc lợi xã hội, bảo hiểm tốt nên đời sống bà con kiều bào vẫn được đảm bảo. Nhìn chung đại bộ phận người Việt tại Thụy Điển thuộc diện bình dân, làm nghề buôn bán nhỏ lẻ và sống hòa nhập với xã hội sở tại./.