​​​​​​QUAN HỆ  VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN:

I/ Quan hệ chính trị ngoại giao:

- Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/01/1969) và với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (30/4/1975). Thụy Điển cũng là nước phương Tây có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất (1965). Tháng 10/1968, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được lập Phòng thông tin tại Stockholm.

- Tháng 6/1970: Thụy Điển lập Đại sứ quán tại Hà Nội và tháng 7/1970: Ta lập Đại sứ quán tại Stockholm. 

- Ngày 04/9/1982: Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ với Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển.

- Tháng 12/2010: Chính phủ Thụy Điển, vì lý do phải cắt giảm mạnh ngân sách, đã quyết định đóng cửa 5 sứ quán Thụy Điển trên thế giới vào năm 2011, trong đó có Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 02/8/2011, Chính phủ Thụy Điển tuyên bố sẽ không đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam.

- Tháng 11/2012, Cơ quan Xúc tiến thương mại Thụy Điển (Business Sweden) mở văn phòng tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa Thụy Điển và Việt Nam.

Trao đổi các đoàn cấp cao giữa 2 bên:

+ Lãnh đạo cấp cao Thụy Điển thăm Việt Nam: Bộ trưởng Ngoại giao Krister Wickman​​ (6/1973), Bộ trưởng Ngoại giao Karin Söder (4/1978), Bộ trưởng Xã hội Karin Söder​​ (3/1981), Thủ tướng Carl Bildt​ (1994), Phó Chủ tịch Quốc hội Birgitta Dahl ​(10/1995), Phó Thủ tướng Lena Hjelm-Wallén​​ (1/1999), Bộ trưởng Văn hóa Marita Ulvskog​​ (6/2000), Bộ trưởng Thương mại Leif Pagrotsky​ ​(9/2001), Nhà vua Carl XVI Gustav và Hoàng hậu Silvia​​ (02/2004), Thủ tướng Göran Persson​ và Bộ trưởng Ngoại giao Laila Freivalds​​​​​ (9/2004), Thủ tướng Fredrik Reinfeldt (02/2007), Bộ trưởng Hợp tác Quốc tế Gunilla Carlsson​ (4/2007), Thứ trưởng Ngoại giao Frank Belfrage​ (3/2014), Chủ tịch Quốc hội Urban Ahlin (4/2015), Thủ tướng Stefan Löfven (5/2016), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Margot Wallström (11/2017),Công chúa kế vị Victoria Ingrid Alice Desiree (5/2019), Thứ trưởng Ngoại giao Robert Rydberg (6/2022).​

+ Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Thụy Điển: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1974), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (1976), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1989), Phó Thủ tướng Trần Đức Lương (7/1993), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (10/1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt (6/1995), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (7/1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (9/1999), Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm (11/2001), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (6/2002), Phó Thủ tướng Vũ Khoan (9/2003 và 11/2004), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (12/2013), ​​Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (4/2014), ​Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (4/2017), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (5/2019), Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai (10/2023).

​- Các hiệp định đã ký kết giữa hai nước:

+ Hiệp định về nguyên tắc và thủ tục chung cho hợp tác Việt Nam - Thụy Điển (gồm 4 giai đoạn: 1985 - 1990; 1990 - 1995; 1995 - 2000; 2004 - 2006);

+ Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (9/1993);

+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế (3/1994);

+ Hiệp định hợp tác vận chuyển hàng không (9/1997);

+ Hiệp định hợp tác, hỗ trợ văn hóa (1993 - 1995; 1996 - 1998);

+ Hiệp định về hợp tác phát triển Việt Nam - Thụy Điển (1999 - 2001; 2004 - 2006);

+ Hiệp định hợp tác khoa học - kỹ thuật (2004 - 2007);

+ Hiệp định tiếp tục và hoàn tất hợp tác nghiên cứu Việt Nam - Thụy Điển giai đoạn 2008 - 2010.​

II/ Quan hệ hợp tác kinh tế:

1. Thương mại:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thụy Điển đạt 1,61 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển 1,26 tỷ USD, tăng 5,4% và nhập khẩu từ Thụy Điển 353,4 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.​ Còn theo số liệu thống kê của Thụy Điển, kim ngạch thương mại hai nước trong năm 2022 đã lên đến 1,9 tỷ USD.

Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển năm 2022:

image_d7e01.png

Việt Nam nhập khẩu từ Thụy Điển năm 2022:

image_f3f67.png

2. Đầu tư:

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệpThụy Điển đã đầu tư gần 168 triệu USD vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2023, trong đó có 5 dự án đăng ký mới trị giá 154,6 triệu USD. Nhiều công ty nổi tiếng của Thụy Điển như ABB, AstraZeneca, Atlas Copco, Electrolux, Ericsson, IKEA, Oriflame, SKF, Volvo và Tetra Pak đều đã có mặt tại Việt Nam.​​​


III/ Hợp tác phát triển:

Thụy Điển là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với số vốn khoảng 3,46 tỷ USD (từ 1969 - 2008), tập trung vào các lĩnh vực: y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, luật pháp, phát triển nguồn nhân lực, môi trường và biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, nhà nước pháp quyền,….


Tại Hội nghị CG tháng 12/2011, Thụy Điển đã không còn cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam nữa do quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước đang chuyển dần từ hình thức cho nhận sang hợp tác đối tác bình đẳng, cùng có lợi. Sau năm 2013, Thụy Điển sẽ hoàn toàn chấm dứt cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.​


IV. Hợp tác văn hóa - giáo dục – khoa học công nghệ:

Trước đây, với sự hỗ trợ của Sida, hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ hai nước phát triển mạnh. Thụy Điển đã giúp ta đào tạo chuyên gia, kỹ sư, tiến sĩ trong các ngành lâm nghiệp, giấy, năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng hạt nhân…), công nghệ sinh học, y học, báo chí. Các trường ĐH, viện nghiên cứu hai nước thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong việc đào tạo và trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, học thuật (Đại học Y Hà Nội, Viện Karolinska, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ Hoàng gia Stockholm, Đại học Lund, Đại học Umea, Đại học hàng hải Malmo…); các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật (điện ảnh, hội họa, ba lê, văn học…) diễn ra rất tích cực. Tuy nhiên, những năm gần đây, hợp tác trong các lĩnh vực này có chiều hướng chững lại và suy giảm. Đặc biệt là sau khi Thụy Điển bỏ chế độ miễn học phí cho các sinh viên ngoài EU nên không còn hấp dẫn với sinh viên Việt Nam.


IV/ Cộng đồng người Việt tại Thụy Điển:

Theo số liệu của Cục thống kê Thụy Điển (SCB), tính đến hết năm 2022, có 21.874 người gốc Việt nhập cư vào Thụy Điển, trong đó nữ có 11.910 người, nam có 9.964 người. Số lượng người Việt nhập cư vào Thụy Điển trung bình từ 500 - 700 người/năm (2022: 554 người). Tính theo số lượng, cộng đồng người Việt xếp thứ 27/39 cộng đồng người nước ngoài nhập cư vào Thụy Điển; so với các nước Đông Á, xếp sau cộng đồng người Thái, Hoa... Về phân bố, cộng đồng Việt Nam chủ yếu sinh sống ở các tỉnh thành phía Nam, phía Tây Thụy Điển (Skåne, Goteborg) và khu vực xung quanh thủ đô Stockholm​​.

Cộng đồng người Việt bắt đầu hình thành tại Thụy Điển từ những năm 1970, sau đó nhập cư đều đặn vào nước này trong những năm sau đó (mỗi thập niên khoảng 3.000 - 4.000 người, riêng từ 2010 - 2019 là khoảng 7.500 người). Trước đây, nhiều người sang theo dạng vượt biên, tị nạn. Sau này, cộng đồng chủ yếu sang theo diện lao động, học tập, kết hôn sau đó ở lại nhập cư, làm ăn sinh sống tại địa bàn. Cộng đồng nhìn chung đoàn kết, hướng về quê hương đất nước, chấp hành pháp luật sở tại, ngày càng hòa nhập sâu rộng vào xã hội Thụy Điển.

Về kinh tế, đa số bà con làm ăn, buôn bán cỡ vừa và nhỏ. Có một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, nông sản, thực phẩm lớn của Thụy Điển, kinh doanh nhà hàng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, làm nail… Một bộ phận làm việc cho các cơ quan, trường đại học nhà nước, doanh nghiệp sở tại, dạy học cho các trung tâm văn hóa, trường học địa phương. 

Số lượng du học sinh Việt Nam tại Thụy Điển không nhiều, chỉ khoảng 116 người (số liệu của SCB năm 2022), chủ yếu theo học các ngành về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, tập trung ở một số đại học lớn (như Lund, Uppsala, Goteborg, KTH…).

I/ Quan hệ chính trị ngoại giao:

- Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/1/1969), với Cộng hòa miền Nam Việt Nam (30/4/1975). Thụy Điển cũng là nước phương Tây có phong trào ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Việt Nam mạnh nhất, sớm nhất (8/1966). Tháng 10/1968, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam lập phòng thông tin tại Stockholm.

Tháng 6/1970: Thụy Điển lập Đại sứ quán tại Hà Nội và tháng 7/1970: Ta lập Đại sứ quán tại Stockholm. 4/9/1982: Đảng ta chính thức quyết định đặt quan hệ với Đảng XHDC Thụy Điển. Tháng 12/2010: Chính phủ Thụy Điển, vì lý do phải cắt giảm mạnh ngân sách, đã quyết định đóng cửa 5 sứ quán Thụy Điển trên thế giới vào năm 2011, trong đó có Sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngày 2/8/2011, Chính phủ Thụy Điển tuyên bố sẽ không đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam. Đầu tháng 11/2012, ĐSQ Thụy Điển tại Hà Nội xin phép mở Văn phòng Thương mại trực thuộc ĐSQ nhưng có trụ sở bên ngoài ĐSQ nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa hai nước.

Trao đổi các đoàn cấp cao giữa 2 bên:

+ Lãnh đạo cấp cao Thụy Điển thăm Việt Nam:

Thủ tướng Carl Bildt (1994); Chủ tịch Quốc hội Birgiha Dahl (1995); Nhà Vua Thụy Điển Carl XVI Gusstaf và Hoàng hậu (2004); Thủ tướng Thụy Điển Goran Persson và Ngoại trưởng Laila Freivals dự Hội nghị thượng đỉnh ASEM 5 tại Hà Nội.

+ Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Thụy Điển: Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1974), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (1993), Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Thụy Điển (1995), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (1999), Thủ tướng Phan Văn Khải (1999).

Thụy Điển là nước phương Tây đã đi đầu trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới ngay từ những năm đầu tiên trong các lĩnh vực cải cách kinh tế; tài chính; ngân hàng; quản lý kinh tế; hành chính; luật pháp,… và tích cực hỗ trợ Việt Nam khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế (IMF, WB...).

II/ Quan hệ hợp tác kinh tế:

1. Thương mại:

Cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, quan hệ thương mại 2 nước cũng ngày càng tăng lên. Kim ngạch xuất, nhập khẩu cụ thể giữa 2 nước trong những năm gần đây như sau:

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Thụy Điển 2006 – 2011

Năm
    

2006
    

2007
    

2008
    

2009
    

2010
    

2011

 

XK
    

171,2
    

202,4
    

224,9
    

204,6
    

233,2
    

258,1

NK
    

164,2
    

209,9
    

230,1
    

375,1
    

317,0
    

427,3

Tổng
    

335,2
    

412,3
    

455,0
    

579,7
    

550,2
    

685,4

(đơn vị: triệu USD; nguồn: Tổng Cục Hải quan và Cục thống kê Thụy Điển)

Các sản phẩm xuất khẩu chính của Thụy Điển sang Việt Nam là máy móc và phụ tùng cho ngành công nghiệp và viễn thông. Các sản phẩm nhập khẩu chính của Thụy Điển từ Việt Nam là nông sản, giày dép, dệt may và đồ gỗ.

2. Đầu tư:

Đến tháng 01/2011, Thụy Điển có 26 dự án đầu tư hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 57 triệu USD, đứng thứ 46 trên tổng số 92 nước và vùng lãnh thổ hiện đang đầu tư tại Việt Nam. Vốn trung bình một dự án khoảng 2,19 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các nước lớn như Mỹ (15,8 triệu USD). Thụy Điển quan tâm tới lĩnh vực dịch vụ với 6 dự án, tổng vốn 52,2 triệu USD, tiếp đến là công nghiệp với 14 dự án, tổng vốn 14,1 triệu USD. Số còn lại là các dự án trong các lĩnh vực khác nhưng không có dự án nào trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thụy Điển đầu tư chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Dự án của Thụy Điển có mặt tại 6 tỉnh thành là Hà Nội, Long An, Bình Dương, Vĩnh Phúc, T.P Hồ Chí Minh và Hưng Yên. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Thụy Điển sớm có mặt tại Việt Nam như Ericsson, ABB, IKEA, Electrolux…

III/ Hợp tác phát triển:

Thụy Điển là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam, tổng viện trợ khoảng 2,5 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực: y tế, cải cách kinh tế, xây dựng thể chế, cải cách hành chính, luật pháp, phát triển nguồn nhân lực, môi trường và biến đổi khí hậu, chống tham nhũng, nhà nước pháp quyền,….

Tại Hội nghị CG tháng 12/2011, Thụy Điển đã không còn cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam nữa do quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước đang chuyển dần từ hình thức cho nhận sang hợp tác đối tác bình đẳng, cùng có lợi. Sau năm 2013, Thụy Điển sẽ hoàn toàn chấm dứt cung cấp viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

IV. Hợp tác văn hóa - giáo dục – khoa học công nghệ:

Trước đây, với sự hỗ trợ của Sida, hợp tác văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ hai nước phát triển mạnh. Thụy Điển đã giúp ta đào tạo chuyên gia, kỹ sư, tiến sĩ trong các ngành lâm nghiệp, giấy, năng lượng (thủy điện, nhiệt điện, năng lượng hạt nhân…), công nghệ sinh học, y học, báo chí. Các trường ĐH, viện nghiên cứu hai nước thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong việc đào tạo và trao đổi sinh viên, nghiên cứu sinh, học thuật (Đại học Y Hà Nội, Viện Karolinska, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ Hoàng gia Stockholm, Đại học Lund, Đại học Umea, Đại học hàng hải Malmo…); các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật (điện ảnh, hội họa, ba lê, văn học…) diễn ra rất tích cực. Tuy nhiên, những năm gần đây, hợp tác trong các lĩnh vực này có chiều hướng chững lại và suy giảm. Đặc biệt là sau khi Thụy Điển bỏ chế độ miễn học phí cho các sinh viên ngoài EU nên không còn hấp dẫn với sinh viên Việt Nam.

IV/ Cộng đồng người Việt tại Thụy Điển:

Theo Cục Thống kê Thụy Điển (SCB), cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Điển tính đến tháng 12/2011 có khoảng 15.175 người (năm 2010 là 14.584 người). Đa số người Việt định cư ở đây sang Thụy Điển trong những năm 1980 dưới hình thức vượt biên, số còn lại đi theo đường đoàn tụ gia đình, kết hôn hoặc dưới hình thức tị nạn. Mặc dù năm 2012 kinh tế Thụy Điển gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, số người thất nghiệp tăng cao, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản nhưng với chính sách kích cầu của chính phủ (giảm thuế nhà hàng, giảm thuế doanh nghiệp, tạo cơ hội tìm việc làm, đào tạo nghề...) cùng với chế độ phúc lợi xã hội, bảo hiểm tốt nên đời sống bà con kiều bào vẫn được đảm bảo. Nhìn chung đại bộ phận người Việt tại Thụy Điển thuộc diện bình dân, làm nghề buôn bán nhỏ lẻ và sống hòa nhập với xã hội sở tại./.
  ​​  ​​​​​​​​​​​​​   ​​​